Kinh tế xã hội
Sáng ngày 04/01/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 trực tuyến với 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Hội nghị vinh dự có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trong năm 2022 với vài trò là cơ quan tham mưu, tổng hợp về kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng các kịch bản tăng trưởng, tranh thủ thời cơ phục hồi và tạo động lực mới cho phát triển kinh tế đất nước.
Bộ đã làm tốt công tác tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, triển khai các biện pháp nhằm tiếp thu thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao; thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tinh thần sáng tạo và bản lĩnh của doanh nghiệp; tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành địa phương nghiên cứu, cụ thể hóa các chính sách phát huy mô hình kinh tế mới (kinh tế ban đêm, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn,…) và các yêu cầu phát triển bền vững hậu Covid-19.
Bước vào năm 2023, để phát huy tốt đa các những kết quả đạt được và tiếp tục khẳng định, nâng cao vị thể trong công tác tham mưu, tổng hợp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cần tập trung thực hiện như sau:
1. Tiếp tục cụ thể hóa, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế tư nhân, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài và Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Khẩn trương ban hành ngay chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ, tiếp tục chỉ đạo sát sao, đôn đốc việc triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, báo cáo theo Chương trình công tác đã đăng ký, phát huy và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong thực thi công vụ, bảo đảm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
2. Tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, bám sát tình hình kinh tế thế giới và trong nước để kịp thời tham mưu giải pháp, chính sách phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đã đề ra. Tiếp tục rà soát cơ chế chính sách để kịp thời tham mưu điều chỉnh, xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quản lý đầu tư công, rà soát, sửa đổi theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả hoạt động; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả.
3. Tiếp tục chủ trì tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các mục tiêu dài hạn về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
4. Tiếp tục đặt trọng tâm vào tháo gỡ các rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và hỗ trợ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế. Thúc đẩy các giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu giảm phát thải ròng về không vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại COP26, lồng ghép các 27 mục tiêu về phát thải khí nhà kính vào các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hằng năm.
6. Tiếp tục nghiên cứu, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư dễ dàng gia nhập thị trường theo quy định của pháp luật. Phối hợp với địa phương về chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh; có các giải pháp tích cực khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử; tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đăng ký doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực do Bộ quản lý; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn liền với công tác đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ.
7. Nghiên cứu, tham mưu các mô hình kinh tế mới và xây dựng các quy định về cơ chế thử nghiệm các mô hình kinh tế này trình cấp có thẩm quyền ban hành. Tổ chức đánh giá giữa kỳ đối với các nội dung: (i) tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; (ii) kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; (iii) tình hình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; (iv) tình hình thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; (v) việc thực hiện Đề án "Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025" tại Quyết định số 2109/QĐ-TTg ngày 15/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Chủ động trong xây dựng nội dung và chủ trì tổ chức các cuộc họp Tổ điều phối kinh tế vĩ mô (Tổ 1317) nhằm kịp thời phân tích, đánh giá diễn biến tình hình kinh tế thế giới (tăng trưởng, tỷ giá, giá cả, lạm phát, sự điều chỉnh chính sách của các nước lớn, các đối tác chủ yếu...) cũng như tình hình kinh tế vĩ mô trong nước; đánh giá các tác động cũng như triển vọng của nền kinh tế Việt Nam và đề xuất, kiến nghị các kịch bản ứng phó, các giải pháp kịp thời trong công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
9. Tiếp tục điều tra, tổng hợp và cung cấp thông tin thống kê phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, nhà nước và Chính phủ; phục vụ đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2021-2025. Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
10. Tiếp tục phối hợp với bộ, ngành và địa phương triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và Chiến lược quốc về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050. Triển khai thực hiện đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng đối với các đề án, nhiệm vụ được giao, trong đó, tập trung vào một số đề án, nhiệm vụ trọng tâm.
11. Tăng cường công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nghiêm túc triển khai Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị và Kết luận số 21- KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đảng viên; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên. Tiếp tục phát huy hiệu quả công tác dân vận và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, quần chúng. Phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội vận động cán bộ công chức, viên chức, người lao động phát huy truyền thống đoàn kết, ý thức trách nhiệm, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội V Công đoàn Viên chức Việt Nam.
12. Tiếp tục chỉ đạo sát sao, đôn đốc việc triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, báo cáo theo Chương trình công tác đã đăng ký, phát huy và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong thực thi công vụ, bảo đảm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đánh giá cao những nỗ lực mà ngành kế hoạch và đầu tư đạt được đã góp phần quan trọng vào thành tựu của đất nước trong năm 2022. Trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bám sát vào các nhiệm vụ lớn đã đề ra. Trọng tâm là triển khai Nghị quyết của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế tư nhân, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài và Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; Tham mưu chiến lược để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; Bám sát tình hình kinh tế thế giới và trong nước để kịp thời tham mưu giải pháp, chính sách phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tham mưu các mục tiêu dài hạn về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; Tiếp tục đặt trọng tâm vào tháo gỡ các rào cản để phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và hỗ trợ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế./.
Thông báo
Văn Bản Mới
- 52/2023/TT-BTC (08/08/2023) HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHI THƯỜNG XUYÊN...
- 06/2023/NQ-HĐND (14/07/2023) Nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết số 23/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của Hội...
Thống Kê Truy Cập
Hôm nay: | 2422 |
Hôm qua: | 5929 |
Tuần này: | 0 |
Tuần trước: | 45818 |
Tháng này: | 0 |
Tháng trước: | 208667 |